Xà phòng/ Xà bông Sigscent- Long Thần Khí Giả- Trống cơm nhưng không còn là Trống cơm
Có những bài hát đã từng hát đi hát lại rất nhiều lần, nhưng mỗi lần phân tích câu từ lại có thể khiến dân tình đặt dấu chấm hỏi lớn. Điển hình là bài trống cơm với giai điệu tinh nghịch, dí dỏm quen thuộc:
1. Một bầy tang tình con gì? Con xít, con sít, con nhít hay con nít, con nào mới đúng?
Trước tiên, ta cần cắt nghĩa của từng con:
- Con sít (hay còn gọi là chim trích cồ) giống chim ở ruộng nước, lông xanh, mỏ đỏ, hay ăn lúa (Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê).
- Con xít là một loài bọ cánh nửa, thân hình năm góc, có vòi châm hút nhựa cây, tiết chất rất hôi.
- Con Nít: "Tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) định nghĩa chữ Nít (chữ Nôm) là trẻ con."
- Con Nhít: Từ điển Génibrel (1898) có từ Nhít (từ địa phương miền Bắc) nghĩa là trẻ con. Từ Nhít (trẻ con) này không có trong các từ điển khác. Nít và Nhít có nghĩa giống nhau, có âm (Niết) giống nhau. Nhít (miền Bắc) hay Nít (miền Nam) là một.
Giáo sư Trần Văn Khê khi ghi lời bài Trống cơm do một danh ca quan họ là Lý Tiến Thành, quê ở Bái Uyên, Bắc Ninh ca, cũng ghi là con nít.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Dư, tác giả quyển Khơi lại dòng xưa lại chọn từ con nhít bởi xét thêm độ tương thích với từ lội theo phương ngữ Nam - Bắc (Xem phần lý giải chi tiết tại phần bình luận)
Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng viết rằng: có lời kể rằng bài hát trống cơm là diễu vui người đàn bà có chửa. Cái trống cơm khi sử dụng thì đeo trước bụng. Cái trống này người đàn bà phải đeo nó suốt 9 tháng 10 ngày. Khi nghe tiếng trống, đám con nít này xuất phát từ hư vô, chúng lội qua con sông đời để đi tìm về cái trống của người đàn bà.
Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng hiện tại giới chuyên môn về văn hóa và âm nhạc vẫn đang nghiêng về đáp án con nít/ con nhít. Tuy vậy, người ta vẫn đang hát con xít theo như dị bản hiện nay.
2. Tình bằng có cái trống cơm. Tình bằng là tình gì?
Muốn hiểu rõ nghĩa câu này, ta sẽ thử tách riêng từ "bằng" để phân tích và đặt vào ngữ cảnh bài hát.
Có thể hiểu "bằng" trong câu "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày". Tuy vậy, sau đó là động từ "có/ có cái trống cơm". Tuyệt nhiên không thể hiểu "tình bằng" theo nghĩa này.
Từ bằng trong "Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi" (Trích Truyện Kiều). Theo Nguyễn Du, bằng là loài chim lớn, có sức bay xa, bay cao ngoài biển khơi, thường được dùng để ví với nam nhi anh hùng chí khí. Nếu vậy sẽ là "tình con chim bằng có cái trống cơm", gây khó hiểu và không có nhiều sự liên quan đến tổng thể bài hát.
Từ bằng trong "Nương tựa vào, chắc vào đấy để làm chứng: Việc này, tôi bằng ở ông, Khẩu thuyết vô bằng, Lấy một tờ giấy làm bằng", theo Việt Nam tự điển (1931). Có cái trống cơm đó làm chứng/ làm bằng cho việc "ai đó khéo vỗ".
Nếu xét thêm về lời kể người đàn bà có chửa đã nêu trên, thì hình ảnh "cái trống cơm" có thể là bằng cớ cho việc gì đó đã xảy ra. Có thể xem xét và hiểu theo nghĩa này.
Hát trống cơm nhưng chẳng về trống cơm. Ca từ của bài hát nghe thì vui tươi đơn giản, nhưng lại chứa tâm tư đầy ý nhị của người sáng tác nên.
#KHIvietlinhthanthoaiki #dragonS #Sigscent