Giỏ hàng của bạn

Phụng và những tin đồn tình ái trong truyền thuyết

PHỤNG VÀ NHỮNG TIN ĐỒN TÌNH ÁI TRONG TRUYỀN THUYẾT

------------

Trong không khí phảng phất tình yêu lứa đôi của ngày lễ tình nhân, chúng ta cùng đi tìm hiểu duyên tình đôi lứa của Phụng - idol "vạn người mê" của Tứ Linh.

-----------

❤️ Long – Phụng: mối tình “viral” khắp cõi nhân gian

Trong mối tình Long – Phụng này, tính chất của cả hai đối ứng với nhau. Rồng thể hiện tính dương, phượng thể hiện tính âm; rồng là vua của các loài thú, phượng là vương giữa mọi loài chim, từ đó trở thành biểu tượng của âm dương hòa hợp, hình thành quan niệm “long phượng trình tường”, vốn chỉ điềm lành, mọi sự cát tường, sau chỉ vợ chồng hòa thuận, phu xướng phụ tùy, bách niên hảo hợp.

-----------

💜 Phụng & Hoàng hay Phụng & Loan: chuyện tình thầm lặng ít ai hay.

💕 Phụng - Hoàng: một trống, một mái. Theo truyền thuyết cổ, Phụng Hoàng là vua của các loài chim, lại vốn là một đôi, con trống gọi là Phụng, con mái gọi là Hoàng. Phụng Hoàng bay cao là biểu tượng của điềm lành, một cặp trống – mái cũng dùng để ẩn dụ cho vợ chồng, đôi lứa.

- Theo nhận xét của linh mục L’Cadière (tác giả của Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Huế, Lê Đức Quang dịch): trong tâm thức của người Việt bình dân không quá quan tâm đến những niềm tin tín ngưỡng hay những tầng ý nghĩa sâu xa của linh vật, họ chỉ ghi nhớ rằng: chim phượng là sự kết đôi giữa đàn ông và đàn bà qua việc kết hôn.

----------

💕 Hình tượng đôi Phụng – Loan:

- Về Loan, “Sơn Hải Kinh” viết: “Núi Nữ Sàng có giống chim, bề ngoài như gà gô, tên gọi là chim loan, gặp nó thì thiên hạ an ổn”. “Thuyết văn giải tự” viết: “Loan, là loài thần kì, lông ngũ sắc mà màu đỏ là chủ đạo, hình dáng giống chim, trong tiếng kêu có ngũ âm”.

- Đã có nhiều giả thuyết về vai vế, tính trống - mái của Phụng và Loan. Thành ngữ chỉ mối quan hệ vợ chồng hòa thuận có câu “loan phượng hòa minh”. Ngoài ra còn có câu “phượng hiệp loan hòa”, chỉ quan hệ vợ chồng hòa thuận, hay “loan phượng phân phi”, chỉ lứa đôi ly tán.

-------------

💚 Phụng – Ngô Đồng: Tình này mập mờ không công khai.

Phụng còn thường được gắn với hình ảnh cây ngô đồng. Ca dao có câu:

“Còn gì nay đợi mai trông

Nhạn kia chắp cánh theo rồng lên mây

Trách ai làm đó xa đây

Như con chim phượng xa cây ngô đồng”.

“Đôi ta gặp được nhau đây

Khác chi chim phượng gặp cây ngô đồng” (Ca dao)

Trong những câu ca dao này, phượng và ngô đồng đều là những câu so sánh ẩn dụ theo văn cảnh, không phải hình tượng cố định về tình yêu đôi lứa như Long – Phụng hay Phụng – Hoàng, Phụng – Loan.

--------

#KHIvietlinhthanthoaiki #dragonS #Sigscent

Xà bông hương nước hoa Dragon S

Long thần khí giả

Facebook Instagram Youtube Twitter Linkedin Top
article