Xà phòng/ Xà bông Sigscent- Long Thần Khí Giả- 1001 Tin đồn về anh Long nhà Lý
1001 TIN ĐỒN VỀ ANH LONG NHÀ LÝ
Mấy phần là sự thật? Cùng Khí - Việt Linh Thần Thoại Kí lý giải nào!
Là con nhà vương giả trong truyền thuyết, những năm gần đây lại được giới mộ điệu quan tâm nghiên cứu, anh Long thời Lý (Long Lý) từ đó cũng có những tin đồn khiến dân tình hoang mang.
1. LONG LÝ LÀ RỒNG KHÔNG VẢY? SAI
Một con rồng Lý hoàn chỉnh có thân dài, uốn khúc hình sin mềm mại, thân mang vảy. Những hình đầu rồng trên mái, rồng trên thành bậc, ở cột đá chùa Dạm đều thể hiện hình ảnh vảy rồng rõ ràng. Với các hình ảnh nhìn như có vẻ là thân trơn đã được tìm thấy trước đó của Long Lý, lý giải được đưa ra là sương gió thời gian đã bào mòn lớp vảy hoặc là sự giản lược trong các bố cục trang trí có kích thước nhỏ. Tóm lại, được thai nghén từ hình tượng rồng có vảy thời Đinh-Tiền Lê, Long Lý luôn là một con rồng có vảy oai hùng!
2. ĐÃ LÀ LONG LÝ THÌ CHỈ CÓ 4 CHÂN, MỖI CHÂN 3 NGÓN? SAI
12345 Long Lý không đánh rơi nhịp nào nhưng có lẽ dân tình đã đánh rơi vài ngón chân của hắn ta đâu đó. Long Lý nhà ta là linh thú 4 chân đều có khủy, với số móng đa dạng từ 3, 4 đến 5. Móng chân dài và sắc nhọn như tạo hình móng của nhiều linh thú khác thời Lý.
3. LONG LÝ KHÔNG CÓ SỪNG? SAI
Long Lý nhà ta không bị “nóc nhà” cắm sừng đâu à nha mà là sở hữu sừng tự nhiên. Vị trí sừng trên mày rồng, tạo hình có thể như sừng hươu, nhánh san hô hoặc giống chữ ω. Đầu rồng có ngà. Cổ ngước cao. Bờm và vòi uốn khúc. Mắt to tròn và hơi lồi cùng lông mày kết xoắn hình số 3 ngửa, vì vậy thường dễ gây nhầm lẫn phần sừng thành chân mày rồng.
Việc một số tạo hình Long Lý không có sừng còn phụ vào vật liệu và kích thước của không gian tạo tác.
4. LONG LÝ BIẾT PHUN LỬA, HÔ MƯA GỌI GIÓ? CÓ SAI
CÓ ĐÚNG
Phun lửa thì sang tìm anh Long bên Tây, Long Lý Đại Việt thường là rồng nước, đại diện cho mưa gió, sông nước, biển cả. Có thể thấy hình ảnh rồng phun nước lưu ly trong văn bia Minh Tịnh (thời Trần), hay cửu long chạy đàn trong văn bia Sùng Thiện Diên Linh (Thời Lý) là xuất phát từ thuyết long vương phun nước khi đức Phật đản sinh.
5. LONG LÝ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA VƯƠNG QUYỀN? ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ.
Dưới thời Lý, rồng không chỉ tượng trưng cho quyền lực hoàng gia (vương quyền) mà còn là biểu tượng trong văn hóa Phật giáo (thần quyền). Yếu tố Phật Giáo làm cho Long Lý mang tính nhân văn, biểu thị sự Phật tính hóa trong tâm tính của cả một thời đại. Có thể thấy yếu tố Phật giáo nổi trội ở phương diện tạo hình Long Lý. Hình tượng lá bồ đề (biểu trưng cho sự giác ngộ của phật giáo) thường lồng ghép với hình tượng rồng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.
Có thể nói, Long Lý có tạo hình tinh hoa hội tụ, nhà nhà đều mê, xứng đáng là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình rồng Đông Á thế kỷ 11, 12.
Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều sự thật thú vị về Long thời Lý nhé!
#KHIvietlinhthanthoaiki #dragonS #Sigscent